Hậu quả của Sắc Lệnh Ân Xá cho những di dân lậu tại Hoa Kỳ là hàng 100 ngàn di dân đã tràn vào Hoa Kỳ và vẫn còn đang tiếp tục xảy ra mỗi ngày. Trên nguyên tắc, những người di dân lậu bị bắt tại biên giới phải qua tiến trình điều tra để xem họ có quyền nhập cư hợp lệ hay không. Nếu không đủ điều kiện, họ sẽ bị giam giữ và chờ ngày trục xuất. Tuy nhiên chính phủ Joe Biden đã không ngăn chặn những đoàn người di dân đang ào ạt tràn vào Hoa Kỳ qua biên giới Mexico. Những người này không bị xét hỏi gì, họ được tự do đi vào nội địa Hoa Kỳ sau khi được chào mừng tại các Trung Tâm Tiếp Nhận. Ông Mark Morgan, một cựu ủy viên của Hải Quan và Kiểm Soát Biên Giới đã thất vọng nói rằng “Chính quyền Joe Biden biết rõ những người di dân bất hợp pháp này không đủ điều kiện để được nhập cảnh nhưng luật lệ đã bị xóa bỏ, những người này đã không bị giam giữ và được phép đi tới bất cứ nơi nào trên nước Mỹ với chi phí của Bộ Nội An.”
Làn sóng di dân gây tổn thất tài chánh và tác hại tới an ninh quốc gia
Mấy tuần nay, ngày nào cũng có tin tức về vấn đề những người di dân đang ào ào tràn vào Hoa Kỳ. Một chiếc xe SUV 5 chỗ ngồi đã chở tới 25 người từ Mexico vượt biên giới, đâm thẳng vào một xe vận tải, gây ra tai nạn thảm khốc, cướp đi 13 sinh mạng. Bộ Nội An đang giữ hơn 3 ngàn trẻ em nhập cư lậu một mình, không có thân nhân. Những trẻ em này sẽ dễ dàng bị băng đảng dụ dỗ, thu nhận vào hoạt động với chúng. Một trong những băng đảng man rợ nhất đang hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới là băng đảng MS13 (Mara Salvatrucha 13.) Băng đảng này xuất thân từ một số quốc gia vùng Trung Mỹ như Honduras, Guatemala và El Salvador.
Năm 2015, có hàng ngàn trẻ em di dân lậu được đưa tới định cư tại Brentwood, Long Island, tiểu bang New York. Vài năm sau, nơi đây nổi tiếng với những hoạt động của băng đảng MS13. Tính tới tháng 9, 2016 đã có 17 vụ bắt cóc, giết người xảy ra tại khu vực này. Trong một cuộc tiếp xúc với dân chúng tại Brentwood ngày 28 tháng 7 năm 2017, cựu TT Trump đã lên án băng đảng MS13. Ông nói “Băng đảng MS13 đã bắt cóc, tống tiền, cưỡng hiếp và cướp của. Chúng đánh đập nạn nhân, chém giết nạn nhân. Chúng đã biến những công viên yên tĩnh xinh đẹp của chúng ta thành những cánh đồng giết người đẫm máu. Chúng là đồ súc vật.” (theo AP và CBS.) Điều tra của Bộ Tư Pháp ghi nhận rằng băng đảng MS13 phải chịu trách nhiệm cho hàng trăm vụ giết người mỗi năm.
Ngoài vấn đề băng đảng, trong làn sóng di dân còn có nhiều thành phần bất hảo, tội phạm và thậm chí còn có những tay khủng bố. Lệnh ân xá của cựu TT Ronald Regan ký năm 1986, đã tạo ra một số lớn di dân và giúp nhóm khủng bố có cơ hội xâm nhập Hoa Kỳ. Điển hình là Mahmud Abouhalima, quốc tịch Ả Rập đã khai rằng hắn ta là nông dân nhưng thật sự hắn ta là một tên khủng bố. Một tên khủng bố khác là Mohammed Salameh, quốc tịch Plalestine. Cả hai tên khủng bố này là thủ phạm đã bị kết án trong vụ đặt bom tại World Trade Center năm 1993 (theo nghiên cứu của tổ chức Federation for America Immigration Reform.) Chính sách di dân của Joe Biden là tồi tệ nhất, sắc lệnh không trục xuất người nhập cư trái phép đã mở cửa cho đủ mọi thành phần tội ác, cướp của giết người, hiếp dâm được vào Hoa Kỳ. Đời sống của người dân Hoa Kỳ bị đe dọa do lệnh bỏ ngỏ biên giới của Joe Biden.
Nhiều Dân Biểu Cộng Hòa đang yêu cầu Hạ Viện tổ chức một cuộc điều trần về vấn đề khủng hoảng tại biên giới, đặc biệt là giải quyết vấn đề một số lớn các trẻ em không có thân nhân đã nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ. Trước đây phóng viên được tự do đưa tin về vấn đề trẻ em bị giữ tại biên giới nhưng hiện nay họ đã bị Joe Biden cấm không được đưa tin tức và hình ảnh về những trung tâm này. Thế mà truyền thông báo chí vẫn câm lặng.
Joe Biden đã ra sắc lệnh sẽ ân xá cho những người cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và ngay cả những người đã bị trục xuất cũng được mời trở lại. Vấn đề cung cấp an sinh xã hội cho khoảng 22 triệu di dân lậu được hợp thức hóa sẽ gây tổn hại cho ngân quỹ quốc gia tới nhiều trăm tỷ dollars. Con số 22 triệu người này sẽ không ngừng tại đây mà sẽ tăng gấp đôi sau 10 năm do việc sanh con cái và bảo lãnh thân nhân. Bản phân tách Numbers USA của tổ chức bảo vệ người lao động tại Hoa Kỳ cho biết trong khoảng 10 năm nữa, dân số di dân sẽ lên tới hơn 37 triệu, gần bằng cư dân của tiểu bang California. Hiện nay đang có hơn 17 triệu người thất nghiệp, những công dân này sẽ bị cạnh tranh với những người di dân vốn sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn. Kinh tế của Hoa Kỳ sẽ không có cơ hội vực dậy vì vấn đề di dân cộng thêm chính sách kinh tế yếu kém của chính quyền hiện nay.
Một số vấn đề quan trọng trong dự luật HR-1
Dự luật Bầu Cử HR-1 đã được Hạ Viện thông qua hôm Thứ Tư ngày 3/3 vừa qua. Hầu hết các Dân Biểu Dân Chủ đã bỏ phiếu thuận, trừ Dân Biểu Bennie Thompson đã theo đảng Cộng Hòa bỏ phiếu chống. Sau đây là một số điểm đáng lưu ý:
Quốc Hội giành quyền kiểm soát tổ chức bầu cử – Hiến Pháp trao quyền tổ chức bầu cử cho các tiểu bang, nhưng Quốc Hội có thẩm quyền “đưa ra thay đổi quy định thời gian, địa điểm và cách thức bầu cử.” Như vậy, Quốc Hội đã thực sự tước đoạt quyền tổ chức bầu cử từ chính quyền tiểu bang và địa phương.
Bãi bỏ đòi hỏi xuất trình thẻ căn cước (ID) – Dự luật HR-1 cho rằng đòi hỏi phải xuất trình giấy tờ có hình ảnh và phải ghi danh cử tri là một hình thức phân biệt chủng tộc. Đảng Dân Chủ luôn cho rằng người nghèo không có tiền để làm ID, đòi hỏi họ phải có ID là kỳ thị. Lập luận này thật là vô lý vì bất cứ một người nào muốn xin được trợ cấp xã hội, bắt buộc phải có ID. Câu hỏi đầu tiên các nhân viên xã hội thường hỏi là “Xin cho tôi xem ID.” Không đòi hỏi xuất trình ID là giúp cho dễ gian lận để có thể bỏ phiếu tại nhiều địa điểm khác nhau. Đảng Dân Chủ luôn dùng chiêu bài “kỳ thị” để đạt mục đích của họ.
Tự động ghi danh cử tri trên mạng điện toán – Chính quyền tiểu bang bắt buộc phải tự động ghi danh cử tri cho tất cả công dân đủ điều kiện và chỉ được phép ghi 4 số cuối của thẻ an sinh xã hội.
Ghi Danh Cử Tri cho trẻ em trên 16 tuổi – Tiểu bang bắt buộc phải tự động ghi danh cử tri cho tất cả mọi công dân, miễn là họ trên 16 tuổi (mặc dù không được phép bỏ phiếu). Không hiểu luật này có mục đích gì nếu không phải nhằm mục tiêu gian lận?
Ghi danh cử tri trong cùng ngày bầu cử – Như vậy hồ sơ sẽ không được kiểm chứng, và gian lận sẽ dễ dàng xảy ra.
Bảo vệ những di dân bất hợp pháp – Những người di dân bất hợp pháp sẽ không bị truy tố khi họ được tự động ghi danh bỏ phiếu. Rõ ràng là gian lận, nếu bị bắt quả tang thì lại được luật bầu cử bảo vệ. Thật là phi lý.
Hạn chế kiện tụng – Dự luật HR-1 tuyên bố rằng chỉ có những tòa án tại Washington, D.C là có thẩm quyền xét xử tính cách hợp hiến của các quy luật bầu cử. Một sự lạm dụng quyền lực quá trắng trợn của đảng Dân Chủ vì ai cũng biết rằng các thẩm phán tại Washington, DC đều thuộc đảng Dân Chủ.
Phục hồi quyền công dân– Ngân quỹ liên bang dành cho các tiểu bang trong việc điều hành nhà tù có thể bị cắt giảm nếu chính quyền tiểu bang từ chối ghi danh cử tri cho các cử tri đã phạm pháp, trừ khi họ còn đang thụ án.
Bỏ phiếu bằng thư trên toàn quốc – Yêu cầu các tiểu bang gởi phiếu bằng thư tới cho các cử tri mà không đòi hỏi giấy tờ chứng minh ID. Chữ ký có thể được yêu cầu nhưng không đòi hỏi chữ ký của người chứng nhận. Một khi cử tri bỏ phiếu bằng thư một lần thì trong tương lai người đó luôn luôn được bỏ phiếu bằng thư.
Tự do “Thu Góp Phiếu Bầu”– Cử tri được phép chỉ định bất kỳ một người nào hay một tổ chức nào nhận phiếu bầu của họ và đem nộp cho các địa điểm bỏ phiếu. Chiến thuật này đã được đảng Dân Chủ xử dụng thành công trong cuộc bầu cử năm 2018 và cuộc bầu cử Tổng Thống cuối năm vừa qua. Chúng ta còn nhớ nhiều trăm ngàn phiếu bầu vắng mặt đã được đổ về các trung tâm kiểm phiếu sau đêm bầu cử, sự việc này đã đảo ngược kết quả bầu cử. Hình thức gian lận phiếu bầu này sẽ được luật bầu cử bảo vệ, như vậy đảng Cộng Hòa sẽ không bao giờ có cơ hội thắng cử.
Trong phạm vi của bài viết này chúng tôi không thể tóm tắt đầy đủ hơn về Dự luật HR-1, một dự luật dài gần 800 trang. Tuy nhiên một điều chắc chắn rằng dự luật này đang bị chỉ trích là một dự luật tệ hại nhất nhằm củng cố quyền lực của đảng Dân Chủ bây giờ và mãi mãi. Nhà báo John Fund, một người chuyên viết về nhận định chính trị Hoa Kỳ nói rằng “đây là dự luật tồi tệ nhất tôi chưa từng thấy trong suốt 40 năm hành nghề tại Washington, D.C.” Dân Biểu Mo Brooks (R-Al) phê bình rằng “Nếu được ban hành thành luật thì đây là luật bầu cử tồi tệ nhất chưa từng có trong lịch sử. Nó làm suy yếu nền cộng hòa của chúng ta, nó mở cửa cho gian lận và biến những cuộc bầu cử của Hoa Kỳ giống như những cuộc bầu cử của Nga, Cuba, Triều Tiên, . . .”
Dự luật HR-1 là một hình thức mở đường cho gian lận bầu cử. Hoa Kỳ sẽ không còn là một quốc gia tự do dân chủ nữa vì tất cả quyền lực đều đã nằm gọn trong tay đảng Dân Chủ rồi.
Kim Nguyễn
Mar 06-2021
Nhận Định Thời Cuộc